02433 234 292 -  thuanphatvietnam@gmail.com

 

intellibond c bag 250x250

 

 NHÓM VITAMIN & CHẤT KHOÁNG VI LƯỢNG

 
Tăng khả năng tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng
Cải thiện thể chất nâng cao sức khỏe vật nuôi
 

 

STT

 

Tên loại Thành Phần Trọng lượng
1

 VITALINK- BV218

Vitamin A, D, E, K3, B1, B2,B6,B12,Niacin,
Folic Acid, d-Pantothenic Acid,d-Biotin
25kg/bao
2

 VITALINK- BV318

Vitamin A, D, E, K3, B1, B2,B6,B12,Niacin,
Folic Acid, d-Pantothenic Acid,d-Biotin,...
25kg/bao
3

 VITALINK- PV5288

Vitamin A, D, E, K3, B1, B2,B6,B12,Niacin,
Folic Acid, d-Pantothenic Acid,d-Biotin
25kg/bao
4

 NUTRIMIN- SM318

Cung cấp các loại khoáng chất vi lượng
thiết yếu như: Fe, Cu, Zn, Co, Mg, I , Se…
25kg/bao
5

 NUTRIMIN- PM518

Cung cấp các loại khoáng chất vi lượng
thiết yếu như: Fe, Cu, Zn, Co, Mg, I , Se…
25kg/bao
6

INTELLIBON C

58% Cu + 17
19% Chlorua 
 25kg/bao
7 INTELLIBON Zinc
55% Zn
<11% Chlorua
25kg/bao
8 KẼM CHELATE GLYCIN
Khoáng chất vi lượng
Zn:26%
25kg/bao
9 SẮT CHELATE GLYCIN
Khoáng chất vi lượng
Fe:20%
25kg/bao
 
Vai trò của khoáng vi lượng trong thức ăn chăn nuôi.
 
1. Canxi và Photpho
Canxi và Photpho là 2 nguyên tố đứng đầu bảng khoáng đa lượng cho lợn, nó có nhiều trong đá vôi, bột xương, rất ít trong thức ăn thực vật.
Ca và P giữ vai trò chính trong cấu tạo bộ xương và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác. Vai trò của Ca còn thể hiện trong sự đông máu và co cơ, vai trò của P với sự trao đổi năng lượng. Trong sản xuất thức ăn để có lượng Ca và P phù hợp cần thiết phải dựa vào 3 yếu tố:
- Việc cung cấp đủ các khoáng chất ở dạng tiêu hoá được trong khẩu phần.
- Phải có một tỷ lệ thích hợp Ca và P tiêu hoá trong khẩu phần.
- Đặc biệt phải chú ý đến một lượng Vitamin D phù hợp, nó rất cần thiết cho việc đồng hoá Ca và P trong cơ thể.
Vậy trong khẩu phần tỷ lệ tối ưu Ca/P = 1,1/1 đến 1,25/1. Thiếu Ca và P trong thức ăn, lợn sẽ sinh trưởng chậm, bị còi xương, giảm khả năng sinh sản, tiết sữa của lợn nái, tỷ lệ nuôi sống lợn con thấp, mắc bệnh chảy máu và máu không đông. Nhu cầu Ca và P cần hàng ngày cho lợn nái chửa là 13,9g Ca và P tổng số là 11,1g, lợn nái nuôi con là 39,4g Ca và P tổng số là 31,5g/con/ngày. Lợn nái kiểm định đẻ lứa đầu nhu cầu Ca và P phải tính cao hơn lợn nái đẻ từ lứa thứ hai trở đi. Cần chú ý P có trong thức ăn thực vật chỉ tiêu hoá được 30%, vậy khi cân đối công thức để sản xuất thức ăn phải tính đến lượng P tiêu hoá.

2. Natri (Na) và Clo (Cl).
Natri và Clo có nhiều trong muối ăn. Hai nguyên tố này có vai trò giúp ổn định độ toan kiềm của máu, giữ áp xuất thẩm thấu của máu và mô bào. Tham gia vào hệ đệm của máu, làm ổn định nhịp tim và hô hấp. Đặc biệt là các thành phần của HCl (Acid Clohydric) trong dạ dày giúp tiêu hoá Protein thức ăn. Nếu thiếu Na và Cl sẽ làm lợn giảm tính thèm ăn, giảm tiêu hoá thức ăn dẫn đến làm giảm tăng trọng, mất cân bằng dộ toan kiềm và áp suất thẩm thấu của máu. Thức ăn bị mặn muối, lợn có thể đề kháng được khi được cung cấp nước đầy đủ, nhưng thiếu nước lợn sẽ bị ngộ độc, thể hiện lợn ốm yếu, lảo đảo, động kinh, tê liệt và có thể chết. Vậy trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của lợn sinh sản, lợn choai và lợn vỗ béo cần bổ sung 0,3 đến 0,5% muối (Sodium Chloride).
 
3. Sắt (Fe)
Sắt có lượng đáng kể trong thức ăn thực vật, sắt là thành phần của hemoglobin trong hồng cầu máu, có trong myoglobin của cơ bắp, trong transferin của huyết thanh, trong uteroferrin của nhau thai, trong lactoferrin của sữa. Sắt tham gia vào các xytochrom. Sắt tham gia tạo nên cơ, da và lông.
Thiếu sắt gây bệnh thiếu máu ở lợn, nhất là lợn nái nuôi con, lợn con dưới 30 ngày tuổi vì sữa mẹ rất ít sắt (1mg/lít), lợn sau cai sữa gây tỷ lệ chết cao, lợn chậm lớn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt. Song cho ăn nhiều sắt lợn bị ngộ độc, nhất là lợn con 3 - 10 ngày tuổi nếu cho uống 600mg/kg thể trọng là gây nên ngộ độc. Vậy nhu cầu sắt ở lợn con có khối lượng cơ thể dưới 5kg cần 25mg/con, lợn choai 20 -50kg cần 111,3mg, lợn nái chửa cần 148mg, lợn nái nuôi con cần 420mg/con/ngày.
Khi sản xuất thức ăn việc bổ sung sắt cần phải được lựa chọn hợp chất sắt có hoá trị 2 là tiêu hoá tốt nhất như các muối sulfat, nitrat, gluconat sắt..., loại hợp chất sắt có hoá trị 3 lợn tiêu hoá rất thấp, các loại oxy sắt không được sử dụng.
 
4. Kẽm (Zn)
Kẽm (Zn) là một thành phần quan trọng của nhiều Enzyme chứa kim loại trong cơ thể động vật bao gồm synthetase và transferase DNA và RNA, các enzyme tiêu hoá và được liên kết với hocmôn insulin. Vì vậy chất này đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của protein, carbohydrate và lipid. Kẽm có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống sừng hoá, viêm loét da và rụng lông ở lợn. Vì vậy, không nên để thiếu kẽm. Nhu cầu kẽm của lợn con có khối lượng cơ thể từ 3kg - 10kg cần 25 - 50mg, lợn choai 20kg - xuất chuồng cần 80 - 153mg, lợn nái chửa cần 93mg, lợn nái nuôi con cần 263mg/con/ngày. Trong sản xuất thức ăn khi bổ sung kẽm cần chọn các hợp chất kẽm trong sulfate, carbonate, chloride vì nó rất dễ hấp thu.
 
5. Mangan (Mn)
Chức năng của Mangan như một thành phần của một số enzyme tham dự trong quá trình trao đổi chất của tinh bột, chất béo và protein. Mangan rất cần cho việc tổng hợp chondroitin sulfate, một thành phần của mucopolysaccharide trong chất hữu cơ của xương. Thiếu mangan lợn sinh trưởng kém, phát triển xương không bình thường, động dục của lợn nái kém, tiêu thai, sứa ít, lợn con yếu, nhỏ. Trong sản xuất thức ăn cần bổ sung mangan cho lợn con có khối lượng cơ thể 5 - 10kg là 2mg, lợn choai 20kg - xuất chuồng là 3,71 - 6,15mg, lợn nái chửa 37mg, lợn nái nuôi con cần 105mg/con/ngày. Mn có rất nhiều trong bột cá, bột thịt xương... trong thực vật rất ít.
 
6. Đồng (Cu)
Đồng cần để tổng hợp hemoglobin hồng cầu, tổng hợp và kích hoạt một số enzyme oxy hoá cho trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời duy trì sắc tố da, lông, thớ thịt, duy trì hô hấp mô bào, kích thích sinh trưởng của lợn.
Thiếu đồng trong thức ăn làm lợn rối loạn tim mạch và mất sắc tố. Nhu cầu đồng ở lợn con có khối lượng cơ thể từ 3 - 10kg cần 1,5 - 3mg, lợn choai 20kg - xuất chuồng cần 7,4 - 9,23mg, lợn nái chửa cần 9,3mg, lợn nái nuôi con cần 26,3mg/con/ngày.
Hiện nay ở nước ta cũng còn có một số cơ sở sản xuất luôn luôn cho thêm đồng vào các loại thức ăn của lợn nuôi lớn với mức cao hơn nhiều so với nhu cầu (ở mức 150 - 250g/tấn thức ăn) coi như là một chất kích thích sinh trưởng. Vì chất lượng thịt sạch, chống tồn dư đồng trong thịt chúng ta không nên bổ sung quá mức.
 
7. Iod (I)
Phần lớn Iod ở tuyến giáp trạng, là một thành phần của hoocmon thyroxine có tác dụng điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản của lợn. Thiếu Iod lợn có biểu hiện tạo bướu cổ "goiter", lợn nái đẻ con yếu, chết cao, không có lông. Nhu cầu Iod cho các loại lợn nuôi thịt cần 0,14mg - 0,43mg, lợn nái chửa 0,3mg, lợn nái nuôi con cần 0,7mg/con/ngày. Iod có nhiều trong bột cá, muối vô cơ Kl (loduakali). Trong thực vật rất ít Iod, nhất là vùng cao.
 
8. Coban (Co)
Coban là một thành phần của vitamin B12, kích thích tạo máu, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn nhất là lợn con. Co trong thức ăn được vi khuẩn đường ruột sử dụng tổng hợp nên vitamin B12.
Các loại lợn có nhu cầu cần Co: 0,3mg/kg vật chất khô thức ăn/ngày. Thường dùng hợp chất Co sulfát, cacbonat bổ sung vào thức ăn.
 
9. Selen (Se)
Selen là một thành phần của enzyme glutathione peroxidase, nó giải độc peroxit và bảo vệ màng tế bào. Tác dụng thay thế lẫn nhau của Selen và vitamin E phát sinh từ vai trò chống peroxit của chúng. Trong sản xuất thức ăn không nên để thiếu Selen, theo quy định hiện hành cho phép bổ sung đến mức 0,3ppm cho các loại thức ăn của lợn. Chú ý Selen phải bổ sung riêng, không trộn chung trong premix khoáng.
 
 

Thống kê truy cập

278083
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tổng
94
77
925
276166
3021
3035
278083

IP của bạn: 3.214.184.223
24-09-2023
 
Nhận Xét

 

goc khach hang nhan xet 05
Sau nhiều năm là đối tác của nhau, chúng tôi nhận thấy Thuận Phát Việt Nam là một đơn vị uy tín, cá nhân từng thành viên ở đây luôn tuân thủ tôn chỉ kinh doanh của Công ty nhằm mang lại hiệu quả, chăm sóc tốt nhất cho khách hàng qua đó nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ.
Ô.Nguyễn Hồng Dũng - Trại lợn sạch An Phát Hòa Bình
goc khach hang nhan xet 01
Lâu nay chỗ chúng tôi luôn sử dụng các dòng sản phẩm thức ăn mới của Thuận Phát Việt Nam, Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng của các bạn khiến tôi rất yên tâm. Điều đó không chỉ thể hiện ở chất lượng của sản phẩm mà còn thể hiện ở nghiệp vụ và thái độ chuyên nghiệp trong công việc của chuyên viên tư vấn Thuận Phát Việt Nam.
Ô.Lê Thanh Nam – Chủ trại heo giống Thường Tín Hà Nội
goc khach hang nhan xet 03
Nói đến Thuận Phát Việt Nam, tôi cảm nhận ngay được những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ mà các bạn đã cung cấp. Trang trại của chúng tôi có sử dụng 1 số dòng thức ăn hỗn hợp cho heo của Thuận Phát Việt Nam theo hướng dẫn chuyên gia tư vấn của Thuận Phát Việt Nam và cho thấy kết quả rõ rệt khi vật nuôi tăng trọng đều và khỏe mạnh.
Ô.Phạm Tất Việt – Trang trại Heo Sơn Tây HN
goc khach hang nhan xet 04
Tôi biết đến sản phẩm của Thuận Phát Việt Nam từ khá lâu, được biết sản phẩm thức ăn chăn nuôi của được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và ứng dụng công nghệ sử dụng làm thức ăn tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 và có chứng nhận TCVN, Thức ăn cho gia cầm, gia súc có độ tin cậy cao khi sử dụng cho vật nuôi.
Ô.Nguyễn Tất Thắng – Trang trại gà siêu trứng Thanh Hóa
 
logo thuan phat white
CÔNG TY CP THUẬN PHÁT VIỆT NAM
 
iso 9001 2015
 
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP

 

TRỤ SỞ CHÍNH:

- Nhà Máy Thức Ăn Chăn Nuôi số 1
Cụm CN Quất Động, Thường Tín, HN.
Tel: 02433 234 292
Fax: 02433 234 294
thuanphatvietnam@gmail.com

 

CHI NHÁNH:

- Nhà Máy Thức Ăn Chăn Nuôi số 2
Tiểu khu Phú Mỹ, H.Phú Xuyên, HN.
Tel: 02433 854 416
Fax: 02433 854 842
thuanphatvietnam@gmail.com