Đó là phản ánh của nhiều DN tại hội nghị liên quan đến TTHC do Bộ Công Thương tổ chức ngày 29-9 ở TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho hay ngành này gặp khó trong việc nhập máy in. “Điều kiện để có được giấy phép nhập khẩu này là DN dệt may phải bổ sung ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh của công ty và người đứng đầu DN phải có chứng chỉ về ngành in. Quy định trên là không hợp lý và làm mất thời gian cho DN” - bà Mai nói.
Ildex Vietnam 2016 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy hải sản sẽ diễn ra từ ngày 23-25/3/2016 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn, quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm có khoảng 180 công ty tham gia trưng bày trên diện tích gần 7.000 m2, với các khu gian hàng quốc gia như: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Quốc, Anh…..
Subcategories
Thú Y & Phòng Bệnh
CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÉP TÔ TRÊN HEO (BỆNH NGHỆ)
Mùa hè sắp đến thời tiết mùa hè, độ ẩm cao là môi trường phát triển của các loại bệnh trong đó bệnh xoắn khuẩn rất phổ biến ở heo. Bệnh Leptospỉa hay còn gọi là bệnh nghệ, bệnh xoắn khuẩn, xoắn trùng trên heo do xoắn khuẩn leptospỉa (lép tô) gây ra. Các loại xoắn khuẩn này mẫn cảm với môi trường khô và kém bền vững đối với tác động vật lý và hóa học. Ngược lại, trong điều kiện đất ẩm và môi trường nước, xoắn khuẩn có khả năng sống đến vài chục ngày và gây ra thiệt hại không hề nhỏ cho người chăn nuôi.
1. CĂN BỆNH
Là bệnh truyền nhiễm cho người và nhiều loài gia súc. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây ra.
Mầm bệnh kém bền vững đối với các tác động vật lý, hoá học đặc biệt rất mẫm cảm với các loại thuốc sát trùng.
Heo các lứa tuổi đều bị bệnh, chuột là loài mang trùng thường xuyên. Cách lây bệnh chủ yếu qua nước tiểu của heo ốm, ngoài ra có thể lây qua đường giao phối trực tiếp, bệnh xảy ra quanh năm, rất hay gặp trên nái chửa gây xảy thai hoặc chết con.
Chuột là các loại động vật gặm nhấm là vật lây truyền mầm bệnh chính.
2. TRIỆU CHỨNG
Thể cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều thỉnh thoảng có những cơn run giật tăng dần, nhiều con kêu thét lên sau đó ngã chúi xuống đất, lúc đứng dậy loạng choạng, Thân nhiệt tăng cao 40 – 41,5oC
Sốt càng ngày càng tăng. Sau 4-5 ngày, niêm mạc da có màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, mắt đau, thậm chí bị mù.
Heo con có thể thấy vàng da, sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy. Heo con theo mẹ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, hơi vàng, chậm lớn, lông dựng và phù rõ ở đầu.
Thể mãn tính: bệnh phát âm ỉ thời gian ủ bệnh từ 3 – 20 ngày, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, táo bón sau chuyển sang tiêu chảy, đi tiểu khó khăn, số lần đi tiểu giảm dần, nước tiểu vàng, nước mắt chẩy nhiều, thân nhiệt cao hơn bình thường 1,5oC, thỉnh thoảng có những cơn run giật nhẹ. Mũi khô bóng, mõm sưng, dần dần mặt phù to, mi kéo sụp xuống.
Heo đực bao dương vật sưng to chương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được.
Heo con, da có thể bong từng mảng, có hai chân sau bị liệt nằm một chỗ hoặc đi khập khiễng.
Nái thường có những rối loạn về sinh sản, xảy thai có thể từ 10-30% nái cảm thụ. Heo con đẻ ra chết ngay hoặc có thể sống nhưng còi cọc, chết dần.
3.BỆNH TÍCH
Xác gầy, lông bị rụng từng đám, da hoại tử từng vùng, thiếu máu, vàng da. Gan sưng nhũn màu vàng hoặc màu đất sét, có nhiều điểm xuất huyết và các vùng hoại tử màu xám. Mật teo, tế bào gan bị thoái hoá, thận hơi sưng, mất màu, vỏ thận dễ bóc. Thịt luộc có mùi khét đặc trưng.
Phổi thuỷ thũng, cơ tim mềm, thoái hoá màng tim. Dễ xảy thai, thiếu máu đôi khi thấy vàng thận, gan, bàng quang xuất huyết.
4. PHÒNG BỆNH
Bước 1: Vệ sinh, diệt chuột.
Phun thuốc sát trùng NEO ANTISEP hoặc MEDISEP định kỳ mỗi tuần 1-2 lần.
Rắc GOOD FARM lên nền hoặc sàn chuồng trong quá trình nuôi có tác dụng hút ẩm, khử mùi hôi, tạo môi trường sạch sẽ, giảm mầm bệnh.
Dùng các loại bẫy, thuốc diệt chuột sinh học để diệt chuột trong khu vực chăn nuôi.
Bước 2:
Trộn kháng sinh định kỳ: FLOR-4000 1kg/ 2 tấn TĂ hoặc LINCO-S liều 1-2 kg/ tấn TĂ
Hoặc Dùng Vaccin LEPTO
21.Lico-S
Linco-S có tác dụng phòng tránh bệnh suyễn heo, phó thương hàn, liên cầu khuẩn….
Bước 3:
Nâng cao sức đề kháng cho heo:
Dùng TONIC VIT C và MULTI PLUS với liều 1 g/1 lít nước uống mỗi loại để nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, mất cân bằng điện giải.
Trộn men sống PROGUARD với liều 1-2 kg/ tấn TĂ .
5. ĐIỀU TRỊ:
Bước 1: Vệ sinh
Xử lý tốt môi trường bằng vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát trùng NEO ANTISEP 9ml/ 5 lít nước hoặc MEDISEP với liều 1,5ml/ lít phun vào khu vực chuồng nuôi và môi trường 1 lần/ ngày.
Diệt chuột: bẫy hoặc thuốc sinh học.
Bước 2: Dùng thuốc
TERRA 20% LA với liều 1 ml/10 kg TT, một mũi Tiêm có tác dụng điều trị trong 3 ngày.
Phác đồ điều trị bệnh LEPTO hiệu quả: Dùng 1 ml TYLANJECT 200 + 1,5 ml TERA 20% LA/ 15kg TT Heo/ ngày. Tiêm liên tục 3 – 5 ngày.
-KETOJECT 10% Tiêm (chích) cơ cổ với liều 1 ml/ 33 kg TT/ngày để hạ sốt (không dùng quá 5 ngày liên tục).
Tiêm thêm Vitamin B KOMPLEKS với liều 5-10 ml/con.
Bước 3: Bổ trợ
Điện giải: TONIC VIT C với liều 1g/ 1 – 2lít nước uống.
Giải độc: BIOMUN 2 – 3 ml/ lít nước cho uống.
Men tiêu hóa: PROGUARD với liều 100 g/ 50 kg TĂ dùng liên tục.